Lắp máy lạnh đúng với diện tích phòng: Hãy chọn mua và sử dụng 1 chiếc máy lạnh có công suất phù hợp với diện tích căn phòng. Đây là điều đầu tiên giúp bạn tiết kiệm được hóa đơn điện hàng tháng và cả kéo dài tuổi thọ cho điều hòa nhiệt độ. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tự chọn lựa cho mình một điều hòa phù hợp với công thức tính diện tích như sau:
Phòng của bạn có chiều cao lớn thì cách tính theo diện tích phía trên sẽ không phù hợp. Vì thế hãy đến với công thức tính công suất điều hòa theo thể tích phòng ngay sau đây:
Con số 40 đến 45 thay đổi theo số lượng người sử dụng trong gia đình bạn.
Ví dụ: (6 x 4 x 3,5) / 45 = 1,87 HP. Tức là người dùng nên chọn điều hòa có công suất 2 ngựa (2HP).
Chọn chế độ Dry và Fan: Khi bạn sử dụng chế độ làm lạnh sâu cool, điều hòa khi hoạt động ở chế độ cool, điều hòa lấy nhiệt nóng từ trong phòng để đẩy ra cục nóng bên ngoài, giúp làm giảm nhiệt độ, làm mát không khí trong phòng nên điện năng tiệu thụ cần khá nhiều. Còn đối với chế độ dry, điều hòa sẽ hút hơi ẩm ra khỏi phòng, trả lại không khí trong lành và khô ráo hơn nên tiêu thụ điện năng ít hơn chế độ làm mát. Khi chuyển sang chế độ dry, máy lạnh sẽ giảm công suất tiêu thụ điện khoảng gần 10 lần, hạn chế sốc nhiệt. Chạy quạt ở tốc độ tối đa: Khi bạn cần làm mát phòng nhanh chóng, hãy chạy quạt ở tốc độ tối đa trong vài phút rồi giảm hoặc tắt. Điều này sẽ luân chuyển không khí mát nhanh hơn và đều hơn, đồng thời giảm mức tiêu thụ điện năng của máy điều hòa. Hầu hết các máy điều hòa không khí đều có tùy chọn chế độ tiết kiệm điện mà bạn có thể kích hoạt trên điều khiển từ xa (remote). Chế độ này sẽ điều chỉnh tốc độ quạt và hoạt động của máy nén theo nhiệt độ và độ ẩm trong phòng, giúp tiết kiệm năng lượng mà vẫn đảm bảo sự thoải mái.
Hạn chế bật/tắt liên tục: Nếu có thói quen để nhiệt độ lạnh sâu, chờ cho phòng thật mát, người sử dụng hay có thói quen tắt điều hòa và bật quạt, đến khi cảm thấy nóng thì lại bật máy một lúc thì mở điều hoà lại. Đây là một sai lầm làm tốn điện thêm và còn nhanh hỏng máy, bởi khi khởi động, máy lạnh phải bật máy nén, động cơ để làm lạnh đến mức cài đặt quý khách hãy bật hoặc tắt máy trước khi vào/ra phòng là hợp lí. Khi máy lạnh hoạt động, hãy đảm bảo phòng đủ kín để không bị thất thoát nhiệt ra ngoài, bởi khi đó máy sẽ phải chạy với công suất cao liên tục mà vẫn không đủ lạnh. Hãy đóng kín cửa sổ và cửa chính để đảm bảo hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn hãy lắp cục nóng ở những nơi mát, được che chắn khỏi ánh nắng mặt trời để giảm nhiệt tác động đến cục nóng, tăng tốc độ làm lạnh. Kiểm tra cửa sổ và cửa ra vào của bạn đã được đóng kín hay chưa, hoặc có đang sử dụng thiết bị sinh nhiệt lớn trong phòng khiến không khí mát thoát ra và không khí nóng đi vào không.
Cài đặt nhiệt độ hợp lí: Quý khách hãy cố gắng tăng nhiệt độ đến mức cao nhất mà cơ thể cảm thấy vẫn mát, bởi khi giảm nhiệt dù chỉ một vài độ cũng ảnh hưởng khá lớn đến điện năng tiêu thụ. Lời khuyên là cài đặt nhiệt độ trong khoảng 25oC - 27oC . Đây là mức nhiệt độ phù hợp cho khí hậu Việt Nam.
Vệ sinh máy lạnh thường xuyên: Thông thường sau một thời gian sử dụng, máy lạnh sẽ bám khá nhiều bụi vào lưới lọc, khi đó khả năng làm lạnh của máy sẽ kém đi, máy phải tăng công suất làm lạnh và khiến tiêu tốn điện năng. Do đó, bạn hãy vệ sinh định kỳ cho máy lạnh sau khoảng từ 4 đến 6 tháng sau khi sử dụng để đảm bảo máy lạnh được hoạt động tốt nhất.Bộ lọc không khí thô bị bẩn hoặc bị tắc có thể làm giảm luồng không khí và hiệu quả của máy điều hòa, cũng như ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong nhà. Thay đổi hoặc làm sạch bộ lọc không khí từ từ 4 đến 6 tháng một lần, tùy thuộc vào tần suất bạn sử dụng máy điều hòa và mức độ bụi bẩn của môi trường. Việc vệ sinh cũng có thể tự thực hiện tại nhà hoặc bạn có thể gọi các kĩ thuật viên của Sao Việt để giúp bạn vệ sinh.